Tinh Dầu Đất Việt - Sự kỳ diệu từ thiên nhiên
0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Cây Tràm - Giá Trị Của Tràm Mang Lại Cho Cuộc Sống

Tràm (Melaleuca cajuputi) là một trong 10 loài thuộc chi Tràm (Melaleuca L.) có hình thái gần giống với loài M. leucadendra (L.) L. Nên trước đây, một số tác giảđã có sự nhầm lẫn và xác định tên khoa học của loài tràm phân bốở nước ta là Melaleuca leucadendra L.

Cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10-15m (đôi khi tới 20-25m), và đường kính có thể đạt 50-60cm. Đôi khi là cây bụi, cao 0,5-2m, nếu mọc ở vùng đồi cằn cỗi Thân thường không thẳng; vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng xám, thường bong thành nhiều lớp. Hệ rễ phát triển mạnh. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình mác hay hình trái xoan hẹp, thường không cân đối, kích thước 4-8(-10)x1-2,0(¬2,5)cm; đầu nhọn hoặc tù, gốc tròn hoặc hơi hình nêm; dày; lúc non có lông mềm màu trắng bạc, sau nhẵn, màu xanh lục; gân chính 5 (đôi khi 6), hình cung; cuống lá ngắn, có lông.

Cây tràm

Cụm hoa bông mọc ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, trắng xanh nhạt, trắng vàng nhạt hoặc trắng kem; đài hợp ở gốc thành ống hình trụ hay hình trứng, 5 thuỳđài rất ngắn; cánh tràng 5, có móng rất ngắn (các thuỳđài và cánh tràng đều sớm rụng); nhị nhiều, hợp thành 5 bó, xếp đối diện với thuỳđài; đĩa mật chia thuỳ, có lông mềm; bầu ẩn trong ống đài, 3 ô.

Quả nang gần hình chén hoặc hình bán cầu hoặc hình cầu, kích thước 3¬3,5x3,5-4mm, khi chín nứt thành 3 mảnh. Hạt hình nêm hoặc hình trứng. Sau khi hoa nở, tạo quả; trục cụm hoa tiếp tục sinh trưởng, phát triển tạo thành từng đoạn mang hoa quả và mang lá xen kẽ nhau.

Các thông tin khác về cây tràm

Tràm (Melaleuca cajuputi) là một trong 10 loài thuộc chi Tràm (Melaleuca L.) có hình thái gần giống với loài M. leucadendra (L.) L. Nên trước đây, một số tác giảđã có sự nhầm lẫn và xác định tên khoa học của loài tràm phân bốở nước ta là Melaleuca leucadendra L.

M. leucadendra L. (đôi khi còn được viết dưới tên M. leucadendron L.) là loài tràm chỉ phân bố tự nhiên ở Moluccas (Indonesia), Papua New Guinea và Australia. M. leucadendra là loài tràm có lá hẹp, trong tinh dầu chứa chủ yếu là methyl eugenol (80-97%), còn cineol không đáng kể (dưới 1%). Tinh dầu của loài tràm (M. cajuputi) lại chứa chủ yếu là 1,8-cineol (30-70%).

Tràm (M. cajuputi) là một loài duy nhất trong chi Tràm (Melaleuca) phân bố tự nhiên ở phía tây tuyến Wallace (Wallace’s Line), từ Australia đến Đông Nam Á và có khuynh hướng mở rộng vùng phân bố. Đấy là một loài có nguồn gen rất đa dạng. Căn cứ vào các đặc điểm hình thái, sinh thái, thành phần hoá học của tinh dầu và địa lý phân bố, Barlow (1997) đã cho rằng loài tràm (M. cajuputi) có 3 phân loài (subspecies) dưới đây:

            subsp. cajuputi phân bố ở các đảo Baru, Ceram, quần đảo Tanimbar (Indonesia), đảo Timor và các khu vực miền Bắc, miền Tây Territory (Australia). Đây là nguồn cung cấp tinh dầu cajuput oil chủ yếu. Hiện đã được đưa vào trồng trọt trên những diện tích lớn và nhiều giống có chất lượng cao đã được chọn lọc.

            subsp. cumingiana (Turcz.) Barlow. là phân loài phân bố ở Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Malaysia và Indonesia. Đây cũng là phân loài đã được đưa vào trồng trọt để lấy tinh dầu ở nhiều nước Đông Nam Á.

            subsp. platyphylla Barlow. – Phân loài này chỉ phân bốở miền Nam Indonesia và vùng Queenslan (Australia).

Ở nước ta, hiện có 2 dạng:

•           Tràm đồi (còn gọi là ‘’tràm gió’’) – cây bụi nhỏ, cao 0,5-2,5(-7)m, phân bố chủ yếu ở các đồi núi thấp, vùng nội địa hay ven biển, trên các loại đất đai cằn cỗi. Hàm lượng tinh dầu trong lá cao, đạt (0,3-)0,5-0,8(-1,2)% và hàm lượng cineol trong tinh dầu cũng cao (45-60%).

•           Tràm cừ – cây gỗ, cao 10-20m, mọc trên đất phèn ngập nước, chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười, bao gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Hàm lượng tinh dầu trong lá thấp hơn, thường khoảng (0,2-)0,3-0,4(-0,7)% và hàm lượng cineol trong tinh dầu cũng thấp (1,5-9,5%).

Phân bố

Việt Nam:

Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Thế giới:

Tràm (M. cajuputi) là loài có vùng phân bố rộng, còn gặp ở miền Nam Trung Quốc (Hồng Kông, Hải Nam), Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Tây Nam Papua New Guinea đến miền Bắc Australia. Còn gặp ở Ghinea và Brazil.

Đặc điểm cây tràm

Tràm (M. cajuputi) có biên độ sinh thái rộng. Song rừng tràm nguyên sinh thường phân bố trên các bãi cửa sông, các bãi lầy ven biển trong vùng nhiệt đới nóng, ẩm. Tràm sinh trưởng tốt ở những khu vực có nhiệt độ trung bình tối đa khoảng 31-330C và trung bình tối thấp khoảng 17-220C. Tràm không chịu được băng giá. Các khu vực tràm phân bố tập trung thường có lượng mưa trung bình năm 1.300-1.700mm và có gió mùa điển hình. Ở nước ta, “tràm đồi” thường mọc trong các thảm cây bụi ưa sáng, trên các đồi đất thấp, đất feralit, đất cát, đất pha cát, đất lầy phèn mặn, đất khô hạn hay ngập nước theo mùa, đất chua (pH 3,7-5,5) và nghèo dinh dưỡng. Dạng “tràm cứ” mọc trên các khu vực đất phèn ngập nước theo mùa hay thường xuyên thuộc vùng Đồng Tháp Mười, nhưở các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên Giang. Tại khu vực này, đất thường có thành phần cơ giới nặng, rất chua (pH 3-3,5), giàu mùn hoặc tích tụ thành lớp than bùn dày 0,3-1,0m.

Tràm là cây lâu năm, ưa sáng và có bộ tán thưa. Trong tự nhiên, tràm phát tán, tái sinh từ hạt, từ gốc hoặc từ rễ. Tràm cừ có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, có thể đạt tới 2,3m/năm theo chiều cao và 7cm/năm theo đường kính thân. Với điều kiện nước ta, cây thường bắt đầu ra hoa ở giai đoạn 2-3 tuổi. Hoa thụ phấn chéo nhờ côn trùng là chủ yếu. Tại các tỉnh miền Trung, tràm thường ra hoa vào tháng 10-12 và quả chín vào các tháng 1-3 năm sau.

Công dụng của cây tràm

Thành phần hoá học:

Lá tươi của dạng “tràm đồi” thường chứa (0,3-)0,5-0,8(-1,2)% tinh dầu, trong đó 1,8-cineol là thành phần chính (chiếm 46,0-72%). Các hợp chất khác có hàm lượng đáng kể gồm α¬terpineol (14,03-15,31%) limonen (3,69-3,98%), linalool (2,84-4,17%), α-pinen (0,90-1,24%) và ρ-cymen (0,90%)…

Hàm lượng tinh dầu trong lá (tươi) ở dạng “tràm cừ” thấp hơn, thường trong khoảng (0,20)0,3-0,5(-0,7)%. Và hàm lượng 1,8-cineol trong tinh dầu cũng thấp (1,43-9,49%), các thành phần còn lại gồm α-pinen (13,82-14,5%), ρ-cymen (8,98-9,59%), limonen (1,7%), α¬terpinen (1,78-1,80%) và linalool (0,44-0,50%)…

Công dụng:

Lá tràm có tác dụng kháng khuẩn, giải cảm và giảm đau, nên được dùng để điều trị các vết thương, vết bỏng, cảm lạnh, cúm và kích thích tiêu hoá trong y học dân tộc. Lá tràm phơi khô được nhân dân ở một số địa phương nấu nước uống thay chè.

Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp ngoài chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi, cảm mạo… Tinh dầu tràm đã được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các loại cao xoa “Thiên hương”, dầu “Nhật lệ”, “Dầu gió”… Những năm qua tinh dầu tràm điều chế viên nang mềm “eucaseptyl”, dịch “tusinol” làm thuốc sát trùng đường hô hấp, giảm ho, long đờm, thông thoáng mũi, họng…

Gỗ dùng trong xây dựng, trụ mỏ, nguyên liệu giấy sợi và đóng đồ gia dụng.

Cây Tràm - Giá Trị Của Tràm Mang Lại Cho Cuộc Sống