Tinh Dầu Đất Việt - Sự kỳ diệu từ thiên nhiên
0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Họp Khẩn Cấp Chống Dịch Sốt Xuất Huyết

Dịch sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tại Hà Nội và một số tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM. Hiện tại, cả nước ghi nhận gần 60.000 ca mắc, 17.

Dịch sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tại Hà Nội và một số tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM. Hiện tại, cả nước ghi nhận gần 60.000 ca mắc, 17 người tử vong vì SXH. Trước diễn biến phức tạp của dịch SXH, chiều 24/7, Bộ Y tế họp trực tuyến khẩn cấp để phòng chống dịch bệnh này. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, cố gắng không để dịch lan rộng, không để bệnh nhân nào tử vong.

Điều trị bệnh nhân SXH tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Dịch lan rộng, số ca mắc tăng cao

Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 60.000 ca bệnh SXH, trong đó có 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số bệnh nhân SXH nhập viện tăng gần 13%, số tử vong tăng 3 trường hợp.

Dịch SXH đã xuất hiện tại 61/63 tỉnh thành phố, trong đó 26 địa phương có số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý là số người bệnh ở các tỉnh miền Bắc năm nay tăng 763% so với cùng kỳ năm ngoái. 10 tỉnh có số mắc SXH cao nhất cả nước là Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Khánh Hòa và Long An. Riêng tại Hà Nội, tuần qua, ghi nhận gần 1.400 bệnh nhân SXH và 2 ca tử vong.

Mở cuộc họp quan trọng khẩn cấp đối với đại dịch sốt xuất huyết


Tại miền Trung, số ca giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lại gia tăng cục bộ ở một số tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Quảng Ngãi. Tính trung bình số bệnh nhân nhập viện trên 100.000 dân, Đà Nẵng là tỉnh có tỷ lệ cao nhất nước. So với các địa phương khác, 6 tháng đầu năm, số bệnh nhân SXH ở miền Bắc chưa phải cao nhất, song tốc độ gia tăng nhanh kỷ lục và được các chuyên gia y tế đánh giá là bất thường.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ quan khiến dịch SXH gia tăng bất thường là do người dân còn lơ là, chủ quan; cơ quan chức năng cấp cơ sở chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Qua điều tra cho thấy, ổ bọ gậy truyền bệnh SXH tập trung chủ yếu ở dụng cụ chứa nước như chậu cây cảnh, lốp xe, lọ hoa, chum vại đựng nước không có nắp đậy và những bãi đất trống. Đặc biệt nhiều hộ dân không hợp tác với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi. Chẳng hạn, ở Hà Nội có hơn 20% hộ gia đình đi vắng khi có đội phòng dịch đến diệt mầm bệnh, 5% không cho phun hóa chất, 7% hộ gia đình đi vắng khi phun hóa chất. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân khách quan là mùa hè đến sớm ở miền Bắc, mùa mưa đến sớm ở miền Nam; nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực tăng cao hơn những năm trước dẫn đến muỗi truyền bệnh phát triển mạnh.

Nhiều bệnh viện quá tải bệnh nhân do sốt xuất huyết

Số ca nhập viện do SXH tăng đột biến khiến nhiều bệnh viện quá tải. Tại TP HCM, Bình Dương, Cần Thơ, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hà Nội… số bệnh nhân nhập viện vì SXH tăng vọt. Tại Hà Nội, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cũng như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương quá tải. Trong vòng chưa đầy 20 ngày (từ 1/7 - 18/7), số ca mắc SXH nhập viện Bạch Mai điều trị đã tăng đột biến, lên tới 90 ca, tăng gấp đôi so với tháng 6, hầu hết đều là những trường hợp nặng.

Chỉ trong thời gian từ 17 – 23/7/2017, Hà Nội ghi nhận 1.389 bệnh nhân SXH, trong đó ghi nhận cao trong 2 tuần là quận Hoàng Mai và quận Đống Đa. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện rải rác ở các quận huyện khác như: Hai Bà Trưng, Hà Đông, Cầu Giấy, Thanh Oai, Thường Tín. Hiện 28 bệnh viện đa khoa của Hà Nội đều có bệnh nhân SXH vào điều trị. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa có lượng bệnh nhân đông nhất.

SXH là bệnh gây ra do muỗi vằn Aedes truyền bệnh. Bệnh có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau nhức cơ thể, xuất huyết, chảy máu cam. Ở thể nặng, bệnh gây xuất huyết ồ ạt, biến chứng gan, thận, xuất huyết não và tử vong. Đặc biệt, virus gây bệnh SXH có 4 chủng huyết thanh khác nhau. Nếu một người đã nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Do vậy, mỗi người có thể sẽ mắc SXH 4 lần trong đời. TS Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho hay, muỗi vằn được sinh ra sẽ mang virus đó trên mình.

Chúng chủ yếu đẻ trứng ở các ổ nước sạch trong nhà hoặc gần nhà (ống máng, lọ hoa, đồ vỏ hộp), hốc cây, kẽ lá, vũng nước dưới đất, trong vườn, dụng cụ chứa nước có nhiều lá cây. Khi muỗi đã nhiễm virus, nó có thể truyền bệnh suốt đời. Thời điểm trời mưa hay nắng lên là thời điểm muỗi vằn phát triển mạnh. Trứng của chúng có thể chịu được khô hạn tới hơn một năm và vẫn nở ra loăng quăng khi gặp nước. Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu SXH và bệnh do virus Zika, vaccine phòng bệnh còn đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Hạn chế dịch sốt xuất huyết lây lan và không để dịch bệnh lây lan, nhiễm chéo

Để hạn chế dịch bệnh lây lan, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là diệt loăng quăng, lật úp các dụng cụ chứa nước, tuyên truyền cho từng người dân. Bên cạnh đó, đối với các ca đã mắc bệnh, các bác sĩ phải cứu chữa kịp thời, cố gắng không để bệnh nhân tử vong.

Bảo vệ và giữ sạch môi trường sống của mình

Trước diễn biến của dịch SXH phức tạp, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo phải làm vệ tinh phân tuyến ngay, phải phòng lọc bệnh nhẹ, nếu bệnh nhân nhẹ chỉ giảm sốt thì xuống tuyến nhẹ hơn. Bộ trưởng khuyến cáo, khi bị sốt cao dùng thuốc hạ sốt không đỡ, trong vùng dịch SXH nên vào viện gần nhất để khám. Tuyệt đối không đổ xô lên tuyến Trung ương, bởi tình trạng quá tải nằm ghép khi có quá nhiều bệnh nhân sẽ gây nên tình trạng nhiễm chéo bệnh. Bệnh nhân bị sốt độ 3, độ 4 mới lên tuyến trên, không để bệnh nặng nằm với nhẹ. “Đổ tất cả vào một chỗ sẽ gây nên tình trạng quá tải không cần thiết, điều dưỡng không theo dõi được mạch huyết áp, tiểu cầu hàng giờ, không giám sát truyền dịch tăng tử vong, tăng lây truyền chéo”, Bộ trưởng khuyến cáo.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo trong thời gian tới, tập trung tập huấn nhanh về phác đồ điều trị SXH, giảm tối đa tử vong, luôn sẵn sàng thuốc, đủ nguồn lực để tránh tử vong, không gây hoang mang.

Tại Hội nghị trực tuyến Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ và SXH, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hướng dẫn người dân nhận diện loại muỗi đang gây bệnh SXH căng thẳng tại nhiều vùng miền trong cả nước. “Muỗi đốt truyền bệnh SXH là loại muỗi vằn khoang trắng, khoang đen, thường đốt người từ 8 – 10 giờ sáng. Đây cũng là loại muỗi ưa sạch, chỉ đẻ trứng trong vùng nước đọng sạch nên mối nguy SXH tiềm ẩn ngay xung quanh các hộ gia đình khi có các bể, các dụng cụ chứa nước đọng lộ thiên”.

Phòng muỗi đốt:

Muỗi truyền virus SXH đốt người vào ban ngày, cho nên phải tự bảo vệ để tránh muỗi đốt. Theo đó, cần xoa thuốc chống muỗi đốt lên những vùng da hở để bảo vệ cả ngày lẫn đêm.

Mặc quần áo dài che kín tay chân khi làm việc ban ngày, nhất là ở nơi có nhiều muỗi; sử dụng thuốc diệt muỗi thận trọng khi sử dụng thuốc này đối với trẻ nhỏ và người già; dùng các dụng cụ bắt muỗi và diệt muỗi vào ban ngày.

Dùng màn để phòng chống muỗi hiệu quả

Dùng màn để tránh muỗi đốt trẻ em, người già và những người khác khi ngủ ban ngày. Tác dụng của màn tốt hơn khi tẩm Permethrin (chất diệt côn trùng pyrethroid), rèm (bằng vải hoặc bằng tre) cũng có thể được tẩm chất diệt côn trùng và treo tại cửa sổ hoặc cửa ra vào để xua muỗi và diệt muỗi.

Phá vỡ chu kỳ lây truyền:

Muỗi nhiễm virus khi chúng hút máu người bị bệnh. Màn chống muỗi và dụng cụ diệt muỗi sẽ giúp ngăn ngừa có hiệu quả để tránh muỗi đốt người và giúp ngăn chặn lây lan của virus SXH.

Phòng muỗi sinh sản:

Muỗi truyền virus SXH sống và sinh sản ở những nơi có nước ứ đọng trong nhà và xung quanh nhà. Do vậy, cần đậy kín lu, vại, dụng cụ chứa nước sinh hoạt, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ trứng. Hàng tuần, nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra, thả cá để ăn loăng quăng, bọ gậy. Không để ứ đọng nước ở các dụng cụ chứa nước mưa, chum vại vỡ, nếu có thì phải úp xuống. Rác thải như lon bia, túi ni lông, vỏ sữa chua, rác thải… phải đem đốt hoặc chôn lấp. Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng.

“Trong thực tế kiểm tra, chúng tôi phát hiện nhiều hộ dân trong nhà sạch, nhưng ngoài vườn đầy các dụng cụ chứa nước đọng như vỏ lon nước ngọt, vỏ hộp sữa chua… Đây đều là những vật dụng nước đọng, là nơi muỗi SXH ưa đẻ trứng. Kinh nghiệm vụ dịch SXH ở Tây Nguyên năm 2016 cho thấy, ở đây tồn tại rất nhiều gáo dừa vứt ngoài vườn, lốp xe công nông bỏ treo là ổ chứa loăng quăng”, Bộ trưởng cho biết.

Họp Khẩn Cấp Chống Dịch Sốt Xuất Huyết