Hướng dẫn cách dùng tinh dầu Tràm và lưu ý chung khi dùng Tinh dầu
07/11/2017 14:52
Tinh dầu Tràm (Oleum Cajeputi) là tinh dầu tự nhiên, được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước, hoàn toàn từ cây tràm gió, với các thành phần chính là lá, thân, cành. Tinh dầu tràm nguyên chất Đất Việt đã trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt nhất...
Tinh dầu Tràm Đất Việt - Hướng dẫn cách sử dụng Tinh dầu Tràm hay bất cứ loại tinh dầu nào khác và những điều cần lưu ý trước khi sử dụng tinh dầu.
Tinh dầu Tràm (Oleum Cajeputi) là tinh dầu tự nhiên, được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước, hoàn toàn từ cây tràm gió, với các thành phần chính là lá, thân, cành. Tinh dầu tràm nguyên chất Đất Việt đã trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt nhất, nhằm đảo bảo chất lượng của sản phẩm được chiết xuất 100% nguyên chất từ thiên nhiên.
HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG TINH DẦU TRÀM
Liệu pháp trị mụn và da nhờn:
- Để trị mụn và chăm sóc da nhờn, bạn chỉ cần dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu Tràm trà và thoa trực tiếp lên đầu mụn. Ngay cả mụn đầu đen và đầu trắng cũng bị dầu tràm trà loại bỏ dễ dàng. Ban nên thoa dầu tràm trà 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
- Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, bạn thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, bạn hãy nhỏ 3 - 4 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.
- Mặc dù có chất dầu, dầu tràm trà vẫn không làm da nhờn. Ngược lại, nó còn được da thẩm thấu rất nhanh nên không gây cảm giác khó chịu. Thậm chí, tinh dầu Tràm Trà làm khô làn da bóng nhờn.
Làm sạch cơ thể và giữ ấm:
- Bạn nhỏ 3-5 giọt (vì là nguyên chất nên không sử dụng quá liều) tinh dầu tràm trà vào bồn nước và ngâm mình. Thực hiện khoảng 30 phút/2 lần/tuần. Ngoài việc làm sạch, tinh dầu tự nhiên này sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
- Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé. Nhớ rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời chống cả muỗi nữa (muỗi rất sợ dầu tràm).
- Có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người bé (lòng bàn chân, thái dương...) sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh. Đối với bé sơ sinh, tốt nhất nên pha loãng tinh dầu tràm trong nước ấm rồi mới thoa, nếu kết hợp với massage càng tốt. Biện pháp này chỉ để đề phòng một số bé có da nhạy cảm, chứ dầu tràm được xem là lành tính, nhiều công hiệu mà không có tác dụng phụ, làm ấm người nhưng không nóng, an toàn cho sức khỏe của em bé cũng như người mẹ trước và sau khi sinh.
- Đối với bé (và cả người lớn), những hôm trời lạnh nên massage lòng bàn chân với một ít dầu tràm rồi đeo vớ đi ngủ, dầu tràm sẽ giúp cả gia đình miễn nhiễm các bệnh đường mũi họng suốt cả mùa đông lạnh.
Chống hôi miệng, viêm lợi:
- Bạn nhỏ 2 - 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày.
- Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được uống dung dịch này. Ngoài ra, thêm một giọt dầu tràm trà vào kem đánh răng cũng đem lại hiệu quả tương tự.
- Một trong những đặc tính ưu việt của dầu tràm là tính kháng khuẩn. Cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc thấm dầu tràm trong miếng bông gòn để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch hơn, chưa kể hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu. Dầu tràm còn có tác dụng ức chế virus, nên dùng dầu tràm là một cách hiệu quả đề phòng cúm.
Và một số công dụng khác tham khảo thêm tại: Tinh dầu Tràm Đất Việt.
Một số cách dùng tinh dầu tràm khác:
Trị gàu: Dầu gội có chứa 5% tinh dầu tràm trà có thể trị gàu và loại bỏ chấy, giúp phục hồi tóc khô và hư tổn. Dùng thường xuyên dầu gội có tinh dầu tràm trà, nang tóc và da đầu sẽ được "khơi thông". Tóc giữ được độ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm tấn công da đầu.
Chống nấm bàn chân: Bạn hãy thoa dầu tràm trà vào những vùng da bị nấm để vi khuẩn không lan ra những vùng xung quanh.
Giảm đau: Dầu tràm có tác dụng giảm đau nên có thể dùng cho người già khi bị nhức mỏi xương khớp. Cho một giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng giảm cơn đau bụng.
Trị ho: Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi. Dầu tràm có tác dụng làm tan đàm nhớt, trị ho hiệu quả.
Chống đầy hơi, không tiêu: Massage bụng với một ít tinh dầu tràm sẽ giúp bé khỏi bị đầy hơi, không tiêu.
Chống và trị muỗi: Thoa dầu tràm (pha loãng trong nước ấm) lên da của bé sẽ giúp tránh được muỗi cắn - cách đơn giản hơn là cho bé tắm với nước có tinh dầu tràm. Nếu chẳng may bé lỡ bị muỗi cắn rồi thì thoa dầu tràm lên vết cắn cũng làm giảm sưng và đau ngứa rất nhanh.
Dưỡng da: Nhỏ khoảng 2 - 3 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp bạn có một làn da mềm mại, mịn màng.
LƯU Ý CHUNG KHI SỬ DỤNG CÁC LOẠI TINH DẦU
- Không sử dụng tinh dầu nguyên chất bôi trực tiếp lên các vùng da nhạy cảm. Tinh dầu nguyên chất rất đậm đặc nên dễ gây ra các cảm giác nóng da.
- Không bôi tinh dầu nguyên chất lên vết thương hở.
- Không để tinh dầu rơi vào mắt.
- Không dùng tinh dầu để uống khi không có khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng và chỉ định của bác sĩ.
- Tránh xa tầm với trẻ em và vật nuôi trong nhà.
- Với trẻ em dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ có thai sử dụng cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Với người lần đầu tiên sử dụng tinh dầu nên có một bài thử 24 giờ với loại tinh dầu mà mình lựa chọn bằng cách nhỏ 1 giọt tinh dầu nguyên chất vào 10ml nước ấm lắc đều rồi thoa lên vùng da mỏng nhất để trong 24 giờ để thử phản ứng.
- Không sử dụng những tinh dầu nguyên chất họ cam quýt trước ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Những tinh dầu nguyên chất này làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng của da.
- Với da nhạy cảm, da bị viêm, da thường bị dị ứng và có độ nhạy cảm với mỹ phẩm nên tránh dùng các loại tinh dầu sau: Đinh hương, gừng, bạc hà, xạ hương...
- Người huyết áp cao nên tránh dùng các tinh dầu sau: khuynh diệp, hương thảo, xạ hương...
- Người huyết áp thấp nên tránh dùng các loại tinh dầu sau: oải hương, kinh giới ô, ngọc lan tây.
- Với người đã từng và đang bị động kinh nên tránh dùng các loại tinh dầu sau: Khuynh diệp, hương thảo, xạ hương...
- Tránh để thấm nước hoặc các sản phẩm khác lẫn lộn dễ làm hỏng tinh dầu.
- Để tinh dầu tránh xa nguồn phát nhiệt và ánh sáng, đóng chặt nắp chai khi không sử dụng vì tinh dầu dễ bốc hơi và oxy hóa làm giảm hiệu quả khi sử dụng.
Đọc kỹ hưỡng dẫn cách sử dụng tinh dầu tràm cho từng loại trước khi dùng để không dùng quá liều chỉ định khi pha trộn, vì dễ gây kích ứng cho da.
Có thể bạn quan tâm:
02/11/2017 15:09
1. Tinh dầu sả chanh là gì? Cây sả chanh là một loại cây thường được làm gia vị trong món ăn và..
02/11/2017 12:20
Trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết đang lan tràn ở Việt Nam, nhiều người tìm đến một loại thảo dược là tinh dầu sả có t&aa..
11/09/2017 15:07
Dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát do thời tiết đang bước vào thời kì chuyển mùa, vì vậy m..